Kaiser Friedrich III (lớp thiết giáp hạm)
Kaiser Friedrich III (lớp thiết giáp hạm)

Kaiser Friedrich III (lớp thiết giáp hạm)

Lớp thiết giáp hạm Kaiser Friedrich III là một lớp thiết giáp hạm tiền-dreadnought của Hải quân Đế quốc Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất; lớp bao gồm năn chiếc, tất cả đều được đặt tên theo các hoàng đế của Đức. Lớp Kaiser Friedrich III bắt đầu đưa ra cách sắp đặt vũ khí truyền thống cho các thiết giáp hạm Đức với bốn khẩu pháo hạng nặng trên hai tháp pháo nòng đôi, nhưng có cỡ nòng tương đối nhỏ hơn so với các thiết giáp hạm đương thời, cho đến khi khai sinh kiểu thiết giáp hạm dreadnought vào đầu những 1900. Chúng cũng tiêu chuẩn hóa việc sử dụng ba trục chân vịt trên thiết giáp hạm.[2]Kaiser Friedrich III được đặt lườn tại Xưởng hải quân Wilhelmshaven vào tháng 3 năm 1895, được tiếp nối bởi Kaiser Wilhelm II vào tháng 10 năm 1896, cũng tại Wilhelmshaven. Kaiser Wilhelm Der Grosse được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Germania ở Kiel in tháng 1 năm 1898, được tiếp nối bởi Kaiser Barbarossa tại xưởng tàu của hãng Schichau ở Danzig vào tháng 8 năm đó và Kaiser Karl Der Grosse một tháng sau đó vào tháng 9 tại xưởng tàu của hãng Blohm & VossHamburg. Công việc trên cả năm con tàu đều hoàn tất vào năm 1901Năm chiếc trong lớp Kaiser Friedrich III được phân về Hải đội 1 của Hạm đội Nhà (Heimatflotte) sau khi được đưa vào hoạt động; và đã tiến hành các đợt cơ động huấn luyện rộng rãi hàng năm cùng với phần còn lại của hạm đội. Sau mười năm phục vụ cùng hạm đội, chúng được thay thế bằng các con tàu mới hơn; và được chuyển sang Hải đội 3 của hạm đội, vốn được tổ chức thành Hạm đội Biển khơi, và được đưa về lực lượng dự bị. Chúng được gọi quay trở lại phục vụ khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, nhưng chỉ có những hoạt động giới hạn trong chiến tranh. Thoạt tiên chúng phục vụ cùng Hải đội 5 cho đến năm 1915, khi được rút về các vai trò phụ trợ, hầu hết là như những tàu giữ tù binh. Sau chiến tranh cho đến năm 1922, cả năm chiếc đều bị lần lượt bị bán để tháo dỡ.